Một ngày, họ cùng đặt chân đến một quốc đảo ở nam Thái Bình Dương và cùng phát hiện: ở đây, mọi người, từ Quốc vương đến dân nghèo, từ tăng lữ đến phụ nữ quý tộc, đều không hề đi giày, tức là chỉ đi… chân đất!
Ngay đêm đó, Giắcơsơn đánh một bức điện về cho ông chủ với nội dung: “Lạy chúa! Ở đây, từ trước đến nay, người dân đều không đi giày. Thế thì còn buôn bán cho ai được nữa?! Ngày mai tôi sẽ quay về công ty ngay ”.
Ben cũng đánh một bức điện, nhưng với nội dung: “ Thật tuyệt! ở đây mọi người đều không đi giày. Tôi quyết định sẽ chuyển cả nhà sang đây để phát triển nghề đóng giày dép làm ăn lâu dài! ”.
Kết quả, hai năm sau, tất cả người dân trên đảo quốc ấy đều đi giày.
Bài học kinh doanh:
Nhiều người cứ kêu ca khó mở rộng thị trường. Kỳ thực thị trường đang mở ra trước mắt chúng ta. Vấn đề là làm thế nào để nó đánh thức, phát hiện ra nó.
NHỮNG VỊ SẾP MÀ CHÚNG TA YÊU MẾN(7/23/2009 1:49:08 PM) Để trở thành một vị sếp đáng kính trong lòng nhân viên là việc làm không hề đơn giản, thế nhưng mong ước đó sẽ trở thành sự thật nếu bạn làm theo nghiên cứu mới đây của tờ BussinessWeek về 7 vị sếp khiến nhân viên khâm phục và yêu quý. |
1. Sếp biết lắng nghe: Chắc chắn bạn sẽ rất khó chịu khi sếp vừa đọc email vừa nghe thắc mắc của bạn, thỉnh thoảng lại xen vào “uh-hmm, đúng vậy”, và sau đó đột nhiên quay ra nhìn bạn hỏi một cách cáu kỉnh “Anh/ chị đang nói gì vậy?”.
Ngược lại, những sếp biết lắng nghe và chia sẻ giành được nhiều thiện cảm từ phía nhân viên. Đặc biệt họ sẽ rất ấn tượng nếu sếp nhớ được cả những điều mà họ nói từ buổi họp rất lâu rồi.
2. Sếp biết chia sẻ: Thật khó để cho những sếp không nhận ra hay không quan tâm biết rằng, bạn cần thêm thông tin chi tiết nữa để hoàn thành dự án. Cũng thật khó để tìm hiểu xem tại sao sếp biết về những số liệu quan trọng nhưng không chia sẻ với bạn cho tới khi bạn lãng phí cả tuần vào một dự án mà cuối cùng bị huỷ bỏ.
Những sếp như vậy sẽ không mấy giành được sự tín nhiệm của nhân viên. Nếu sếp biết chia sẻ, nhiệt tình trong công việc thì không những tạo ra lợi nhuận cho công ty mà còn giành được sự thương yêu từ nhân viên.
3. Sếp biết quyết định: Khi bạn làm việc cho Jim, bạn nghĩ rằng “Anh ấy thật giỏi và dễ gần”. 6 tuần sau, tấm màn được kéo xuống và sự thật là: Jim giỏi đến nỗi không thể tự mình quyết định việc gì cả. Có những sếp như vậy quả là một sự tra tấn cho nhân viên.
Chúng ta thường đánh giá cao những sếp tự mình quyết định mọi thứ một cách dứt khoát dù đôi khi có thể nó không theo ý chúng ta.
4. Sếp chú ý, quan tâm tới nhân viên: Vào lúc 7h tối, bạn đang chờ xe buýt để về nhà sau một ngày làm việc mệt mỏi, thì điện thoại của bạn rung lên.
Nhìn vào màn hình, bạn thấy số của sếp mình và nghĩ rằng “Ôi không, tôi đã mệt lắm rồi”. Sau đó bạn nghe thấy sếp nói: “Jake a? Tôi gọi chỉ để nói rằng hôm nay anh đã làm việc rất tốt và tôi cần anh cố gắng phát huy. Cám ơn anh rất nhiều”. Lúc đó chắc chắn bạn cảm thấy thật vui và thoải mái bởi những cố gắng của bạn sau ngày làm việc đã được ghi nhận.
Thật tuyệt vời khi được làm việc với những người luôn dành thời gian để nói lời cảm ơn và cho bạn biết rằng bạn là người tạo ra sự khác biệt trong công việc.
5. Sếp biết cách điều hành nhân viên: Sếp tồi thường bắt bẻ lỗi của bạn và biến chúng thành những thảm hoạ. Còn sếp tốt lại tận dụng những sai lầm để hiểu thêm về nhân viên. Họ sẽ không quát tháo ầm ĩ hay la mắng bạn.
Họ sẽ đặt ra những câu hỏi để tìm hiểu nguyên nhân và giúp bạn khắc phục cho những lần sau.Và chắc hẳn chúng ta ai cũng yêu mến những sếp như vậy.
6. Sếp nói thật với nhân viên: Một trong những công việc khó khăn của sếp là thông báo những tin xấu, đó là lí do nhiều người không làm việc này. Họ thường quanh co hay nói bóng gió cho tới khi các nhân viên như phát điên lên.
Hãy biết ơn những sếp cho bạn biết cái gì đang diễn ra và tin nào là xấu. Sếp đối mặt trực tiếp với những khó khăn và cùng nhân viên của mình vượt qua là người mà chúng ta rất yêu mến và kính trọng.
7. Sếp cân bằng giữa công việc và cuộc sống riêng: Sếp là người bình thường và cũng có cuộc sống riêng. Chúng ta yêu quý những sếp cân bằng được cuộc sống và công việc, biết cách tạo ra lợi nhuận cho công ty, biết ủng hộ nhân viên và biết khi nào nên tạm gác công việc để xem một trận bóng hay một vở opera. |
CÂU CHUYỆN KD - TRONG MẮT CHỈ CÓ VÀNG (10/20/2007 9:08:54 AM) Người nọ, lúc nào cũng mơ tưởng hão huyền, ngỡ rằng mình có thể trở thành cự phú, có cơ man là vàng bạc châu báu. |
Một hôm anh ta đi ngang qua cửa hàng, trông thấy bao nhiêu là vàng lấp lánh ở bên trong. Tay chân anh ta bủn rủn, mắt lồi ra, tim đạp loạn xạ. Anh ta cắn người trông hàng một cái, rồi giật lấy một thỏi vàng, rồi vội vàng tháo chạy. Chủ hàng và người đi đường ban đầu cứ ngẩn tò te, khi sực tỉnh thì tức tốc đuổi theo, lập tức bắt được anh ta. Ai cũng vô cùng tức giận:
- Tên trộm to gan, giữa ban ngày ban mặt dám giở trò cướp giật?
Anh ta đau đớn đáp:
- Tôi chỉ thấy có vàng, đâu thấy nhiều người đến vậy!
Bài học kinh doanh:
Đừng để cho lòng tham mù quáng lấn át! Tức là chớ giành giật cái lợi bằng mọi giá, chớ cướp không tài sản của người khác!
Bất chấp pháp luật, bất chấp đạo lý sẽ hết đường!
THẤT BẠI KHÔNG PHẢI LÀ MẸ THÀNH CÔNG(8/7/2009 10:31:20 AM) Một nghiên cứu cho thấy khả năng xử lý thông tin của tế bào thần kinh hầu như không được cải thiện sau khi động vật mắc sai lầm. |
Nhiều người cho rằng, câu ngạn ngữ "Thất bại là mẹ thành công" chỉ đúng khi chúng ta phân tích những nguyên nhân dẫn đến thất bại một cách khách quan, sáng suốt để rút ra bài học kinh nghiệm. Trên phương diện khoa học, các nhà khoa học Mỹ vừa chứng minh rằng, chỉ có một số loại thất bại có thể dẫn chúng ta tới thành công.
Các chuyên gia của Viện công nghệ Massachusetts theo dõi hoạt động của tế bào thần kinh trong thùy trước trán và hạch đáy trong não khỉ. Đây là hai vùng được cho là tham gia vào quá trình học tập của não. Nhóm nghiên cứu muốn biết hoạt động của tế bào thần kinh thay đổi thế nào sau khi những con vật học hỏi một kỹ năng nào đó.
Họ cho khỉ xem những bức ảnh có trái cây bên phải hoặc trái. Cứ sau khi nhìn thấy một bức ảnh, các chuyên gia hướng dẫn khỉ quay đầu sang bên tương ứng với vị trí của trái cây trong ảnh. Nếu trái cây nằm bên phải ảnh và khỉ quay đầu sang bên phải, chúng sẽ được thưởng.
Nhóm nghiên cứu nhận thấy mức độ chính xác trong phán đoán của khỉ tăng lên rõ rệt theo thời gian. Nhưng điều khiến họ ngạc nhiên hơn là các tế bào thần kinh xử lý thông tin tốt hơn và phối hợp với nhau nhịp nhàng hơn sau khi những con khỉ phán đoán đúng. Thực tế đó cho thấy tế bào thần kinh có thể phân biệt được hai tình huống mà khỉ đối mặt.
"Khi một con khỉ không chọn đúng phía của trái cây, mức độ phối hợp giữa các tế bào thần kinh không thay đổi. Nhưng cứ mỗi khi thành công, khả năng đoán đúng của chúng lại tăng lên trong lần tiếp theo", Earl K. Miller, một thành viên trong nhóm nghiên cứu, cho biết.
Nhiều nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng, vô số hoạt động cực kỳ ngắn ngủi (diễn ra trong vài phần của giây) xảy ra trong não động vật khi chúng học hỏi kỹ năng mới. Nhưng các nhà khoa học chưa hiểu vai trò của những hoạt động thần kinh ngắn ngủi đó đối với hành vi động vật.
Nghiên cứu của Viện công nghệ Massachusetts cho thấy những tín hiệu thần kinh liên quan tới quá trình học tập có thể kéo dài vài giây. Khoảng thời gian đó đủ dài để tế bào thần kinh nhận được sự phản hồi từ môi trường bên ngoài và rút kinh nghiệm ở lần tiếp theo.
Kết quả nghiên cứu của Miller và cộng sự giúp người ta giải thích tại sao đôi khi con người hay lặp lại sai lầm. Tuy nhiên, nó mâu thuẫn với nhiều nghiên cứu trước đây, theo đó con người học hỏi nhiều tri thức hơn từ thất bại, chứ không phải thành công.
“Có rất nhiều loại sai lầm. Khi bạn nói rằng bạn học hỏi từ thất bại, bạn cần phải hiểu đó là loại thất bại nào. Một số sai lầm giúp chúng ta trở nên chín chắn hơn, song nhiều thất bại cứ tái diễn nhiều lần dù bất chấp nỗ lực của chúng ta. Chúng tôi nghĩ rằng bản chất của thất bại quyết định việc bạn có thể đạt được thành công từ sai lầm hay không. Như thế, chỉ có một số loại thất bại có thể đưa chúng ta tới thành công”, Miller kết luận
BÍ QUYẾT ĐỂ CÓ THỂ LÀM VIỆC HẾT CÔNG SUẤT (8/6/2009 11:09:35 AM) Đối với bạn một ngày làm việc 8 tiếng vẫn là quá ít? Làm thế nào để bạn làm được nhiều việc hơn trong cùng khoảng thời gian như vậy? Dưới đây là một số lời khuyên dành cho bạn. |
1. Nói chuyện điện thoại không quá 3 phút và viết tin nhắn qua email một cách ngắn gọn. Tránh gọi điện cho người thích buôn chuyện, tốt nhất là liên lạc với họ qua email. Bạn nên thực hiện các cuộc gọi điện vào buổi sáng sớm hay chiều muộn vì yên tĩnh hơn.
2. Nếu bạn không muốn bị đồng nghiệp nhờ vả những việc linh tinh, hãy đảm bảo rằng máy bán nước tự động và ghế đệm ngồi nghỉ không ở quá gần chỗ làm việc của bạn.
3. Đừng làm việc quá giờ vào các buổi tối. Thay vào đó hãy làm việc sớm hơn vào buổi sáng khi mà đầu óc bạn thông suốt và lúc đó không có những cuộc điện thoại làm phiền, không có những đồng nghiệp hay “tám chuyện”. Như thế bạn sẽ làm được nhiều việc hơn.
4. Yêu cầu bạn bè và đồng nghiệp không gửi những câu chuyện cười qua email. Nếu bạn biết thư đó chỉ là trò đùa thì đừng mở nó.
5. Nếu có ai đó hỏi chuyện lúc bạn đang bận, hãy thoải mái trả lời “Vâng” hoặc “Tôi chỉ có 5 phút để nói chuyện thôi” mà không có cảm giác tội lỗi.
6. Hãy học cách nói “Không” hoặc đưa ra một lời thoả hiệp. Khi bạn được yêu cầu sắp xếp một cuộc hội thảo trong khi đó không phải là công việc của bạn, hãy trả lời rằng “Rất tiếc là tôi không thể vì tôi đang rất bận và việc đó không thuộc chuyên môn của tôi”.
7. Hãy giữ bàn làm việc của bạn luôn ngăn nắp, gọn gàng để tránh việc mất thời gian tìm đồ khi cần.
8. Hãy ghi ra trước những vấn đề của mỗi cuộc họp. Như vậy bạn sẽ tiết kiệm được thời gian khi thực hiện nó.
9. Sắp xếp các cuộc họp diễn ra ngay sau bữa ăn trưa hoặc trước khi kết thúc ngày làm việc. Điều đó đảm bảo tiết kiệm rất nhiều thời gian.
QUAN HỆ RỘNG: CHÌA KHÓA ĐỂ TÌM KIẾM CƠ HỘI MỚI (8/5/2009 9:50:32 AM) Các chuyên gia đều cho rằng tạo dựng quan hệ là chìa khoá để tìm kiếm cơ hội mới, công việc mới. |
Tuy nhiên, làm thế nào để mở rộng các mối quan hệ trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế, khi mà ai ai cũng cố gắng tìm được một công việc tốt?
Dưới đây là một vài lời khuyên dành cho bạn:
Thiết lập kế hoặch phát triển sự nghiệp dài hạn
Bạn sẽ không biết nên xây dựng mối quan hệ với ai, công việc bạn muốn hướng tới là gì nếu bạn chưa có một kế hoặch phát triển cụ thể và dài hạn. Lời khuyên dành cho bạn là trước hết bạn nên hoặch định một kế hoặch dài hạn ít nhất cho 10 năm tới, những ý tưởng về từng bước thực hiện kế hoặch đó.
Xác định nên xây dựng quan hệ với ai
Tìm hiểu người làm việc trong những công ty bạn đang để ý. Sau đó, bạn nên sử dụng các mạng xã hội, các trang Web, hoặc danh bạ và xem liệu bạn có quen biết ai đó có thể giới thiệu bạn với những người đó. Vấn đề của xây dựng mối quan hệ là tìm ra một người thích hợp hơn là được giới thiệu với hàng tá người.
Đầu tư
Bất kể khi nào bạn gặp một người có thể giúp bạn trong tương lai hay người bạn đang cố gắng gặp, hãy xem xét liệu bạn có thể giúp họ như thế nào. Nếu bạn biết người họ nên gặp, hãy đề nghị một buổi giới thiệu để hai người gặp nhau. Điều này sẽ đặt nền móng cho một mối quan hệ chuyên nghiệp, và khiến họ cảm thấy sẵn sàng giúp đỡ bạn. Bạn đừng lo sự “đầu tư” này là lãng phí!
Quảng bá rộng rãi hình ảnh bản thân
Mục đích của xây dựng mối quan hệ là để nhiều người biết đến bạn hơn. Bạn không nên chỉ tham gia vào mạng xã hội nghề nghiệp, mà hãy tham gia tích cực vào cộng đồng trong nó.
Điều này sẽ giúp bạn tiếp cận được nhiều người hơn và khiến hình ảnh của bạn cũng được biết đến nhiều hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng nên lập một blog viết về lĩnh vực bạn đang làm, thông báo những thông tin mới liên quan đến lĩnh vực đó.
Không nên yêu cầu một công việc
Khi nối lại mối quan hệ với người bạn đã từng làm việc, hoặc bạn học cùng trường, không nên hỏi họ về công việc hay thông tin tuyển dụng. Điều này sẽ làm họ cảm thấy không thấy thoải mái. Thay vào đó, bạn nên liên lạc với họ với tư cách cá nhân. Nếu họ muốn giúp bạn, họ sẽ đề nghị.
Nối lại những mối quan hệ cũ
Sử dụng mạng xã hội như Facebook, hay Twitter để liên lạc lại với bạn học đại học, những đồng nghiệp bạn làm việc từ vài năm trước. Những người bạn đang làm việc hiện nay có thể cũng trong tình cảnh như bạn.
Gửi lời cảm ơn
Khi ai đó giới thiệu bạn với người bạn cần, bạn nhớ viết thư cảm ơn. Việc làm này không chỉ cho thấy thành ý của bạn, nó còn giúp họ luôn nhớ về bạn và nhớ đến ai đó để giới thiệu với bạn.
CÁC SẾP MONG MUỐN GÌ Ở NHÂN VIÊN?(7/28/2009 2:17:08 PM) Sếp thường mong muốn điều gì ở nhân viên? Cũng có thể bạn tự tin cho rằng: “Tôi biết sếp kỳ vọng những phẩm chất nào ở tôi chứ!”. |
Tuy thế, không hẳn bạn đã biết hết 100% kỳ vọng của sếp. Greg Clure, trưởng phòng nhân sự thuộc tập đoàn Kaiser Permanente ở Pasadena, California cho biết một số điểm mà người tuyển dụng thường trông chờ, mong muốn và cần có ở nhân viên của mình.
* Tự chủ và tháo vát. Theo Clure: “Chúng tôi cần những người có thể hoàn thành công việc trong một khoản thời gian hợp lý. Tôi đánh giá rất cao tính hiệu quả và sự tháo vát. Tôi hoàn toàn không cần những người cứ phải ra vào văn phòng tôi
để đặt thêm câu hỏi”.
* Nhiệt tình và siêng năng. Tập trung vào công việc khi đang làm việc. Không được xao lãng khỏi mục tiêu. Luôn tích cực và thẳng thắn với người khác về khả năng cũng như những công việc bạn có thể hoàn tất.
* Kiên định. Có đủ sức mạnh tinh thần để kiên định trong công việc. Thực hiện tốt mọi công việc trong buổi sáng cũng như buổi chiều, trong ngày đầu tuần cũng như ngày cuối tuần, trong dự án dễ cũng như dự án khó.
* Biết tôn trọng và trung thành. Tôn trọng người có chức vụ cao hơn. Với người giám sát trực tiếp của bạn, bày tỏ thêm một chút cử chỉ nhã nhặn sẽ chỉ mang lại lợi ích tốt hơn cho bạn mà thôi. Nói tốt sếp của bạn với người khác, thậm chí có thể phóng đại một chút.
* Thành thật và công bằng. Luôn cập nhật tình hình công việc với cấp trên. Các sếp rất thích nghe những phản hồi về công việc, kể cả những mặt tiêu cực và những ý kiến bạn đề xuất.
* Có óc hài hước. Óc hài hước rất có lợi trong công việc, để những việc căng thẳng trở nên nhẹ nhàng hơn. Óc hài hước giúp bạn dễ đối mặt với những tình huống khó khăn.
NHỮNG PHONG CÁCH QUẢN LÝ TỐT NHẤT(7/22/2009 9:52:49 AM) Từ một nhân viên bình thường, bạn được tiến cử lên chức quản lý nhưng thật không dễ dàng gì để chọn lựa phong cách lãnh đạo, điều hành thích hợp. Bài viết này là một gợi ý dành cho bạn. |
Một vài phong cách quản lý khác nhau có thể được áp dụng cho một nhóm làm việc cụ thể, với ý tưởng rằng một vài người sẽ phản hồi tích cực để có một phong cách quản lý riêng.
Tuy nhiên, không thể lúc nào cũng áp dụng chiêu thức “thử nghiệm” này. Một người quản lý nên xác định loại phong cách quản lý trước khi áp dụng chúng vào công việc của mình.
Thông thường có hai loại phong cách lãnh đạo quản lý: dân chủ và độc tài. Cả hai đều tỏ ra hiệu quả theo cách riêng của chúng, tùy thuộc vào các kỹ năng và kiến thức của người lao động, loại hình công việc và những kết quả công việc được đặt ra.
Phong cách quản lý độc đoán
Một người quản lý có phong cách làm việc độc đoán sẽ điều hành với tư tưởng nhân viên phải làm những gì họ nói, hoàn thành công việc theo định hướng được các ông chủ vạch ra và đã được xác định bởi mong muốn của việc sản xuất.
Các nhà quản lý độc tài thường gọi cho các nhà quản lý cấp dưới và đưa cho họ chỉ thị cũng như lời khuyên với tư tưởng nhân viên sẽ tuân theo. Họ cảm thấy nhân viên cần sự chỉ đạo nghiêm ngặt hơn, các biện pháp kiên quyết và quyết định mạnh mẽ hơn.
Điều này tạo nên các kỹ năng quản lý. Phong cách quản lý này cho phép nhân viên biết những gì họ cần phải làm, họ sẽ làm như thế nào và lúc nào các nhiệm vụ phải hoàn thành.
Phong cách quản lý dân chủ
Trọng tâm của phong cách quản lý này là sự đóng góp ngày càng nhiều hơn từ phía nhân viên để công việc luôn được tiến triển.
Các nhà quản lý dân chủ luôn cảm thấy rằng sự đóng góp nhiều hơn của nhân viên là vì môi trường làm việc của họ, nhân viên sẽ thấy họ có nhiều quyền sở hữu và do đó, làm tăng năng suất và sự hài lòng của họ. Một người quản lý dân chủ sẽ tập trung vào xây dựng đội ngũ, tình đồng nghiệp chan hòa và sự đồng lòng nhất trí khi nhận nhiệm vụ.
Vậy đâu là phương thức làm việc dành cho bạn, một quản lý mới?
Hầu hết các chuyên gia đồng ý rằng hai phong cách quản lý chủ yếu này đều làm nên nhà quản lý tốt nhất, mặc dù mỗi nhà quản lý sẽ thể hiện một phong cách quản lý vượt trội.
Một người quản lý tốt phải xác định được những kiểu đặc trưng của văn phòng và tạo lực đẩy tốt nhất cho văn phòng của mình. Một nhà quản lý xuất sắc sẽ thay đổi các kỹ năng quản lý để phù hợp với công việc tốt nhất và mang lại hiệu quả cao nhất.
KINH DOANH - HÃY TỈNH TÁO (7/21/2009 9:49:00 AM) Chán cảnh công sở 8 tiếng ngày nào cũng như ngày nào. Chi nghỉ việc ở công ty, lấy số tiền hơn 200 triệu vừa tích lũy vừa vay bạn bè để mở beauty salon. |
Đó cũng là mơ ước từ bé của chị: Làm sếp và phải thật hoành tráng.
Khi ước mơ xa rời thực tế:
Lúc đầu, Chi rất hăm hở làm dự án của mình. Tự mình làm bản kế hoạch chi phí kinh doanh. Mọi thứ được tính toán kỹ càng, dù là chi tiết nhỏ nhất. Thế nhưng, khi lao vào thực hiện, tất cả hoàn toàn khác so với dự tính ban đầu. Trong đó, số tiền từ 7-10 triệu đồng dùng để thuê cửa hàng.
Nhưng, đi mỏi cả chân mà Chi vẫn không tìm được chỗ ưng ý, chỗ thuận lợi mở cửa hàng thì giá lại cao hơn giá đưa ra, chỗ được giá thì địa điểm không phù hợp. Cuối cùng Chi đành thuê một căn nhà nhỏ hơn dự tính với số tiền hơn 10 triệu đồng. Tương tự, các khoản chi phí khác tăng gần gấp đôi so với dự trù ban đầu. Nhiều lúc, chị nghĩ thôi không làm nữa, nhưng trót phóng lao phải theo lao.
Chỉ trong tháng đầu, việc kinh doanh vẫn không thuận lợi như trong mơ. Những ngày còn trong khuyến mại, còn có được vài người khách. Đến khi hết, cả tháng may ra có một người. Các cô nhân viên, hết buôn chuyện lại đọc báo khiến Chi vừa lo vừa buồn.
Hơn tháng, thấy tình hình kinh doanh không khả quan, bạn bè xúm lại đòi tiền. Chi lại chạy ngược chạy xuôi vay người nọ chả người kia, đến nay tiền nợ ngân hàng, bạn bè chẳng giảm mà ngày càng lớn hơn cũ.
Hãy biết tự lượng sức mình:
Câu chuyện trên là một ví dụ cho việc không biết lượng sức mình khi ở thương trường. Làm giàu mà mong muốn chính đáng mà ai cũng mơ tới. Nhưng để giàu lên vừa nhanh, vừa an toàn thì nên cân nhắc kỹ lưỡng. Muốn như vậy, bạn cần làm theo 4 bước sau:
1. Đặt mục tiêu phù hợp với khả năng tài chính của mình:
Ngay trong bản kế hoạch, bạn phải dự trù được số tiền ban đầu mà bạn cần. Số tiền nên lớn hơn số tiền trong kế hoạch. Nếu số tiền không đủ, bạn có thể vay thêm bạn bè, người thân hay ngân hàng.
Nhưng bạn cũng nên cẩn thận khi lao vào kinh doanh, mà cần số vốn quá cao so với số tiền bạn có, rủi ro sẽ rất lớn. Phá sản, không thể chi trả tiền, bán nhà…là chuyện hoàn toàn có thể xảy ra. Vì vậy, bạn nên cân nhắc.
2. Lường trước được rủi ro, chủ động để đối phó:
Đây là bước rất cần thiết, ai cũng phải chú ý khi có ý định kinh doanh. Không phải bất cứ ai cũng gặp thành công, thuận lợi ngay từ lần đầu tiên. Lúc đó, bạn cần phải hoạch định trước những rủi ro mình sẽ vấp phải. Nên lập kế hoạch dự phòng để không lúng túng khi đối phó.
3. Tìm kiếm những lời khuyên:
Những lời khuyên ở đây, bạn có thể thấy qua rất nhiều cuốn sách mà những người thành công và nổi tiếng đã viết. Những bài học họ nhận được, kinh nghiệm có được khi gặp thất bại, khó khăn… sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều.
Internet cũng là một công cụ hữu hiệu nhất, chỉ cần bạn có chút kỹ năng tìm kiếm, là bạn sẽ tìm được rất nhiều lời khuyên dưới dạng hỏi đáp. Những lớp học ngắn hạn- nơi vừa bổ sung những kiến thức bạn thiếu hụt, vừa có thêm nhiều mối quan hệ mới.
4. Xây dựng một đội ngũ có chuyên môn:
Hãy kiếm tìm những người có thể bổ sung được những kỹ năng, thứ mà bạn thiếu để hoàn thiện đầy đủ. Bạn có thể đảm bảo về nguồn vốn nhưng tôi đảm bảo với bạn về kinh doanh. Sao chúng ta không hợp tác.
|
Dù bận rộn đến đâu vẫn nên đảm bảo sức khỏe cho bản thân mình |
LÀM GÌ KHI ÁP LỰC CÔNG VIỆC QUÁ LỚN?(7/30/2009 8:29:46 AM) Vất vả lắm bạn mới xin được vào vị trí mong muốn trong một công ty lớn. Chưa quen người, quen việc, cái gì cũng lạ lẫm, khó khăn, khối lượng công việc không nhỏ... |
Gồng mình hết sức nhưng bạn vẫn cảm thấy quá đuối và mệt mỏi…
Công ty có một dự án mới, quan trọng và cũng rất khó khăn. Tất cả mọi người đều phải cố gắng hết sức mình để hoàn thành cho đúng tiến độ, đi sớm về muộn, họp hành, đánh giá, nghiên cứu công nghệ mới, phương án triển khai…
Lại thêm những lo toan về cuộc sống gia đình, ăn ngủ không đủ khiến bạn thật sự mệt mỏi và thấy đầu óc lúc nào cũng căng như sợi dây đàn.
Bạn dễ dàng cáu gắt với bất cứ ai, thường xuyên mang bộ mặt cau có và hình sự với mọi người, phải ở lại làm rất muộn nhưng vẫn bị sếp phàn nàn vì hiệu suất làm việc không cao. Rõ ràng bạn không thể để tình trạng này kéo dài được.
Áp lực công việc quá nặng nề trong một thời gian dài sẽ khiến bạn bị stress nặng, suy giảm trí nhớ, năng suất làm việc thấp và bạn lúc nào cũng ở trong tâm trạng bất an và lo lắng vì khối lượng công việc còn tồn đọng. Mỗi ngày đến công ty khi đó thật sự sẽ trở thành địa ngục. Vậy cần phải làm gì?
Trước hết, dù công việc có đang bận rộn và gấp gáp đến đâu, hãy để mình thư giãn và thoải mái trong một vài giờ, nếu có thể thì một vài ngày. Khi không thể làm được việc và nghĩ nổi điều gì cho ra hồn, thì hãy từ bỏ nó. Đi nghỉ, du lịch, dã ngoại, tránh xa những lo lắng đang chờ bạn. Chuẩn bị tinh thần thật tốt để bước vào một “chiến dịch mới”.
Nhìn tổng quát lại toàn bộ khối lượng công việc mà mình đang đảm nhận, lên kế hoạch cẩn thận và thực hiện tỉ mỉ theo kế hoạch đó. Có thể chia mức độ ưu tiên cho những việc cần phải làm, theo tầm quan trọng, theo tiến độ, khó hay dễ…
Không nên quá lo lắng và làm “hùng hục”. Từ từ giải quyết mọi việc, làm đến đâu chắc chắn là xong đến đó.
Xin trợ giúp của đồng nghiệp và sự hỗ trợ của những người có thể. Bạn được giao công việc quá khó khăn hay đang thiếu ý tưởng sáng tạo? “Không biết phải hỏi, muốn giỏi phải học”, bạn không thể cứ mò mẫm trong bóng tối, như vậy sẽ làm mất thời gian của cả những người khác đang làm việc trong cùng nhóm của bạn. Đôi khi chỉ một gợi ý nhỏ của đồng nghiệp lại giúp bạn giải quyết triệt để được vấn đề mà mình đang gặp phải.
Nếu không phải mang công việc về nhà, cố gắng đừng nghĩ đến nó khi trở về với gia đình. Một ngày vất vả đã là quá đủ và bạn cần được nghỉ ngơi.
Tuyệt đối không được bỏ bữa. Dù bận rộn đến đâu vẫn nên đảm bảo sức khỏe cho bản thân mình. Có thể dự trữ sẵn bánh ngọt, sữa, hoa quả… để ăn bổ sung giữa giờ.
Không ngừng học hỏi và tích lũy kinh nghiệm cũng như kiến thức.
Quan trọng là ai cũng có thể mắc lỗi và gặp thất bại, nên đừng tự hành hạ mình với sự lo lắng và sợ hãi. Thay vào đó nên ghi nhớ những lỗi lầm mà bạn mắc phải để rút kinh nghiệm cho những lần sau.
Cuối cùng, nếu bạn cảm thấy công việc không phù hợp và vượt quá sức cũng như năng lực của mình, áp lực công việc tồn tại trong thời gian dài, khi đó hãy mạnh dạn nêu ý kiến, đề xuất được giảm áp lực, nếu không được thì xin nghỉ việc. Bạn có thể thành công ở một vị trí khác tốt hơn với tinh thần làm việc tốt hơn. Thêm nữa, sức khỏe của bạn là điều quan trọng nhất, nên đừng tự mình hủy hoại nó.
"MẸO" NHỎ ĐỐI VỚI THAN PHIỀN CỦA NHÂN VIÊN (7/17/2009 9:28:42 AM) Bất cứ nhà quản lý nào cũng phải đối mắt và giải quyết mọi phàn nàn từ nhân viên. Và nếu bạn tỏ ra hờ hững với những rắc rối của họ thì hay chăng bạn đã vô tình tạo cho cấp dưới cái quyền được phép không tôn trọng lãnh đạo rồi đấy. |
Hãy bắt đầu bằng cách: lắng nghe, thấu hiểu và hành động
Đây là một bí quyết mang lại thành công trong giới kinh doanh và là tuyệt chiêu không thể thiếu đối với các nhà quản lý chuyên nghiệp.
- Hãy lắng nghe: bắt đầu từ sự đồng cảm và cho nhân viên biết bạn hiểu những gì họ đã phải trải qua.
- Thấu hiểu: kể hoặc đưa ra một vài câu chuyện mà ai đó thậm chí chính bạn đã từng phải trải qua những nồi ưu phiền tương tự.
- Hành động: nói cho nhân viên biết ai đó đã làm thế nào khi gặp phải hoàn cảnh tương tự, cho họ thấy tình cảnh của họ không quá ảm đạm như họ nghĩ, họ có thể vượt qua nó khi nhìn vấn đề theo chiều hướng khác nhau.
Giả sử Bill - nhân viên của bạn phàn nàn về Jonh đồng nghiệp của anh ta rằng: Jonh làm việc rất chậm, điều này khiến Bill không thể hoàn thành được báo cáo vì những số liệu đó do Jonh phụ trách. Nhà quản lý có thể nói với Bill rằng: “Tôi biết cậu cảm thấy thế nào bởi tôi cũng đã từng rơi vào trường hợp đó, có thể Jonh không biết cậu cần những số liệu đó, sao cậu không cho Jonh biết là nó quan trọng với cậu thế nào, và nếu chuyện này còn tiếp diễn thì cứ cho tôi biết nhé.”
Tuy nhiên không phải bí quyết nào cũng là tuyệt đối cả hãy nhớ ở ví dụ trên chúng ta đang giải quyết lời than phiền của Bill, không phải thói quen làm việc của Jonh. Nếu Jonh thực sự làm việc chậm chạp như thế rõ ràng bạn cần phải thảo luận với Jonh về điều này. Hãy sử dụng bí quyết trên một cách linh hoạt theo cách riêng của bạn.
Tận dụng ngôn ngữ cơ thể
Ngôn ngữ cơ thể rất quan trọng trong việc giải quyết những phàn nàn của nhân viên, không cần phải quá tình cảm nhưng phải thể hiện được thái độ của người sếp đối với ưu phiền mà nhân viên đang gặp phải, vì vậy hãy tập trung vào cuộc nói chuyện. Hãy nhớ bạn không phải cố gắng giải quyết mọi vấn đề, tuy nhiên ít nhất bạn phải cho họ thấy bạn thực sự quan tâm tới vấn đề đó.
Giải quyết than phiền của nhân viên là một phần không thể thiếu trong công việc của nhà quản lý.
Nhân viên phàn nàn là điều khó tránh khỏi và không hề dễ dàng để tìm ra tất cả các câu trả lời. Hãy làm điều cần làm để nhân viên thấy là bạn quan tâm tới vấn đề của họ, cho họ thấy quyết định tìm đến với bạn - nhà quản lý chuyên nghiệp là hoàn toàn sáng suốt.
DỰ TIỆC CÔNG TY(7/16/2009 11:30:04 AM) Ai đi làm cũng sẽ có lúc được hoặc phải dự những buổi tiệc do công ty tổ chức hay do các đối tác mời. Nếu bạn không hề mảy may nghiêm túc về việc này và cho rằng cứ thể hiện đúng con người thật của mình thì bạn nên xem lại. |
Tại sao vậy? Đây là một dịp rất hiếm có để bạn thể hiện những gì mà bạn chưa có cơ hội thể hiện trong bốn bức tường nhàm chán của công sở.
Ngược lại, đây cũng là dịp rất dễ để người khác nhìn thấy những khiếm khuyết mà ngày thường bạn không có lý do để thể hiện. Vậy thì, dù muốn hay không, bạn phải đầu tư thời gian và suy nghĩ để có thể biến những bất lợi thành thế mạnh cho mình tại các buổi tiệc công ty.
Những lưu ý sau sẽ giúp bạn trở nên tuyệt vời trong mắt sếp và đồng nghiệp:
Những điều cần tránh
Dẫn theo người không mời: Khi giấy mời dự tiệc của công ty không đề cập đến việc bạn có thể “đính kèm” bạn bè hay người thân thì bạn tuyệt đối không nên mang theo.
Một phần là vì nhà hàng và công ty chỉ chuẩn bị đủ phần ăn cho những người được mời, một phần vì người mời chỉ muốn riêng một loại đối tượng nào đó mà họ muốn.
Nếu giấy mời đến từ một công ty đối tác và bạn không muốn đi một mình hoặc bạn thấy công ty và người bạn của mình cũng quan tâm đến sự kiện thì bạn cần gọi điện hỏi trước bên chủ của bữa tiệc.
Uống quá nhiều: Một trong những điều mà bạn rất nên tránh là thể hiện mình một cách thái quá bằng cách uống quá nhiều tại một bữa tiệc của công ty.
Uống đến mức nói năng lung tung, hành động không kiểm soát được, nôn thốc nôn tháo thì chẳng còn thể diện gì. Mặc dù, công ty tổ chức tiệc là để nhân viên vui chơi và thư giãn, nhưng bạn cũng nên giữ chừng mực và cư xử nhã nhặn.
Buôn chuyện hay kể chuyện cười thô thiển: Tiệc công ty là dịp để mọi người trò chuyện cởi mở và chân tình với nhau, nhưng cũng có thể vì vài ly rượu mà bạn nói ra những điều không nên.
Bạn nên nhớ luôn có những quy tắc và giới hạn nhất định cho các câu chuyện phiếm như vậy. Bạn chỉ nên nói những chuyện chung chung như chuyện học hành các con, chuyện thời trang và những câu chuyện không quá riêng tư.
Nói quá nhiều về công việc trước người lạ: Thật bất lịch sự nếu bạn đi cùng bạn hoặc người thân mà bạn lại cứ trò chuyện về công việc với đồng nghiệp mà không để ý đến cảm giác của người đi cùng.
Bạn chỉ nên nói vài câu về công việc như một lời chào xã giao hay bắt đầu câu chuyện. Hãy chọn những chủ đề mà hầu hết những người dự tiệc đều quan tâm và có thể tham gia.
Những điều nên làm
Định vị đúng loại tiệc: Bạn nên xem kỹ giấy mời. Lưu ý đến địa điểm, thời gian, tính chất bữa tiệc, trang phục để định vị bạn sẽ thể hiện ở vai trò gì trong bữa tiệc.
Thông thường các bữa tiệc chính thức tại các khách sạn sang trọng luôn được ghi rõ việc khẳng định sự tham gia, trang phục yêu cầu là gì: casual (trang phục thường); smart casual (thường nhưng cầu kỳ, đẹp), evening/smart entire: lịch sự.
Mời ai đó đi cùng nếu được cho phép: Nếu trong thư mời nói rằng bạn có thể đưa ai đó đi cùng thì bạn nên làm như vậy. Đó là một cách hay để giúp đồng nghiệp hiểu bạn hơn về một khía cạnh nào đó của cuộc sống ngoài công việc của bạn.
Khéo léo đánh bóng tên tuổi trước các nhân vật chủ chốt: Hãy dùng tiệc công ty như cách giúp bạn quảng bá bản thân với cấp quản lý. Họ là những người khá bận rộn vào ngày thường nhưng tại buổi tiệc họ sẽ cho phép mình vui chơi và trò chuyện với người khác, kể cả cấp dưới, cho dù không phải là cấp dưới trực tiếp của họ.
Vì vậy, hãy tự giới thiệu và làm quen với các nhân vật này, nói đôi điều về bạn như sở thích, chuyên ngành và thế mạnh của mình.
Lựa chọn trang phục phù hợp và trang nhã: Dĩ nhiên không có quy định nào nói rằng bạn phải mặc thế nào khi dự tiệc công ty, nhưng tốt nhất bạn hãy chọn trang phục phù hợp hoàn cảnh, trang nhã và lịch sự. Nên tránh ăn mặc quá gợi cảm như thể đến quán bar hoặc vũ trường. Hãy nhớ tiêu chí chọn trang phục cho các bữa tiệc công ty là lịch sự, cuốn hút và phù hợp.
Tạo không khí vui vẻ: Theo tình hình kinh tế hiện nay, tiệc cuối năm của công ty khó mà nhộn nhịp và vui vẻ như mấy năm trước. Hầu hết mọi người đều có cảm giác lo lắng vì tình hình kinh tế sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến đời sống của họ.
Tiệc là dịp để bạn vui chơi và chia sẻ niềm vui với mọi người, vì vậy bạn hãy bỏ lại phía sau những lo lắng và buồn chán, tận hưởng bữa tiệc hết mình với tinh thần tích cực và lạc quan nhất.
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
No comments:
Post a Comment