Myself

Myself
New Life

Wednesday, July 06, 2011

G20 - G7 - G8:


G20:

G-20 là diễn đàn của 20 nền kinh tế lớn gồm 19 quốc gia có nền kinh tế lớn nhất (tính theo GDP (PPP)) và Liên minh Châu Âu(EU).
Thành lập từ năm 1999 và hiện chiếm 85% nền kinh tế thế giới, G20 bao gồm nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) là Hoa KỳĐứcNhật BảnPhápAnhÝ và Canada cùng một số thành viên khác như Liên minh châu Âu (EU) và các nướcArgentinaÚcBrasilTrung QuốcẤn ĐộIndonesiaMexicoNgaẢ Rập SaudiNam PhiHàn Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ.

Mục lục

 [ẩn]

[sửa]Lịch sử

G20 đã manh nha trước cuộc họp thượng đỉnh Cologne của [G7] năm 1999, nhưng được thành lập chính thức ở hội nghị Bộ trưởng Tài chính G7 vào ngày 26-9-1999. Các hội nghị ra mắt diễn ra vào ngày 15-16 tháng 12-1999 ở [Berlin]. Năm 2008, Tây Ban Nha và Hà Lan được Pháp mời tham gia.[3]

[sửa]Tổ chức

G-20 hoạt động mà không có ban thư ký hay nhân viên thường xuyên. Ghế chủ tịch luân chuyển hàng năm giữa các thành viên và được chọn từ nhóm các quốc gia khu vực khác nhau. Ghế chủ tịch là một phần của nhóm quản lý 3 thành viên xoay tròn gồm chủ tịch quá khứ, hiện tại và tương lai, được nói tới như là Troika. Chủ tịch đương nhiệm lập ra ban thư ký lâm thời trong suốt nhiệm kỳ của mình để phối hợp công việc của nhóm và tổ chức các cuộc họp của nhóm. Vai trò của Troika là đảm bảo sự liên tục trong công việc của G-20 và quản lý trong những năm làm chủ nhà.

[sửa]Vai trò

Cho đến giữa những năm 1990, [G7] (và sau đó là [G8]) vẫn là nơi bàn thảo các vấn đề quan trọng nhất của thế giới, nhưng cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua và sự tan chảy của thị trường toàn cầu khiến hệ thống toàn cầu chấn động mạnh hơn bất cứ thứ gì theo sau sự sụp đổ của Liên Xô. Hồi tháng 9-2008, những lo ngại rằng nền kinh tế toàn cầu đang đứng trên bờ vực thảm họa đã thúc đẩy sự thay đổi đột ngột từ G8 sang G20, một cơ chế bao gồm các nền kinh tế phát triển nhất thế giới và các nước thị trường mới nổi quan trọng nhất, vốn là thành viên của [G77]. Vì vậy, G20 từng được ví von là kết tinh của G7 và G77. Những kỳ họp đầu tiên của cơ chế mới G20 ở Washington vào tháng 11-2008 và ở London hồi tháng 4-2009 cho ra đời một thỏa thuận mở rộng hợp tác tiền tệ và tài chính, tăng ngân sách cho Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và đưa ra những luật mới cho các định chế tài chính.

[sửa]Chỉ trích

Khi cuộc khủng hoảng hiện nay dần trôi qua, nhu cầu và mối quan tâm của nhóm các nước giàu và các nước mới nổi bắt đầu khác biệt,sự chia rẽ lợi ích giữa các nước và nhóm nước trong G20 ngày càng lộ rõ và làm giới chuyên môn lo ngại sẽ có một ngày G20 sẽ tiến đến chỗ "có cũng được, không có cũng không sao".[4]

Hội nghị

Hội nghị của G20 bao gồm các hội nghị thường niên cấp bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương và hội nghị thượng đỉnh của các nguyên thủ quốc gia G20 (tên chính thức là Hội nghị thượng đỉnh G20 về thị trường tài chính và kinh tế thế giới).

[sửa]Hội nghị cấp bộ trưởng và thống đốc

[sửa]Hội nghị thượng đỉnh


G7:
Nhóm G7 hay G-7 (viết tắt tiếng Anh Group of Seven) là tập hợp bảy vị bộ trưởng tài chính của bảy nước kỹ nghệ tiên tiến trên thế giới. Nhóm này thành hình vào năm 1976 khi Canada gia nhập nhóm G6 trước kia gồm: PhápĐứcÝNhậtAnh và Hoa Kỳ[1]. Bảy vị bộ trưởng này nhóm họp vài lần mỗi năm để bàn luận và trao đổi về chính sách kinh tế. Công việc cũng được hỗ trợ bởi những kỳ họp thường xuyên của các viên chức khác như thứ trưởng tài chính[2].
Cần lưu ý là nhóm G7 khác nhóm G8. G8 là tập hợp cấp thượng đỉnh của bảy nước kể trên với Nga thêm vào. Cuộc họp G8 là do nguyên thủ quốc gia tham dự thường cân nhắc những vấn đề chính trị trong khi G7 là do bộ trưởng tài chính đảm nhiệm và chủ đề thì hạn chế trong phạm vi kinh tế.
Trong năm 2008 G7 nhóm họp lần đầu vào ngày 11 tháng 4 ở Washington D.C.[3] và lần thứ nhì vào ngày 10 tháng 10 cũng ở Washington D.C. để bàn về cuộc khủng hoảng kinh tế 2007-2008[4]. Nhóm này đã tuyên bố sẽ dùng "mọi biện pháp" để ngăn chặn cơn khủng hoảng[5].

G8:
G8 là nhóm 8 quốc gia dân chủ và công nghiệp hàng đầu của thế giới bao gồm (PhápĐứcItalyNhậtAnhHoa Kỳ (G6, 1975),Canada (G7, 1976)) và Nga (không tham gia một số sự kiện). Điểm nhấn của G8 là hội nghị thượng đỉnh kinh tế và chính trịđược tổ chức hàng năm với sự tham dự của những người đứng đầu nhà nước với các quan chức quốc tế, đồng thời cũng có nhiều hội nghị bên lề và khảo sát chính sách.

Mục lục

 [ẩn]

[sửa]Lịch sử

G8 có căn nguyên khởi đầu từ cuộc khủng hoảng dầu hoả 1973 và suy thoái toàn cầu theo sau đó. Các vấn đề này đưa đến việc Hoa Kỳ thành lập Nhóm Thư viện (Library Group) quy tập các viên chức tài chính cấp cao từ Hoa Kỳ, Châu Âu và Nhật Bản để thảo luận các vấn đề kinh tế. Năm 1975 Tổng thống Pháp Valéry Giscard d'Estaing mời nguyên thủ của 6 nước dân chủ và công nghiệp hàng đầu tham dự hội nghị thượng đỉnh đầu tiên tại Rambouillet và đưa ra đề nghị họp thường quy. Những người tham dự đồng ý tổ chức họp mặt hàng năm theo chế độ chủ tịch luân phiên, hình thành nên nhóm G6 bao gồm PhápTây ĐứcItaly,NhậtAnhHoa Kỳ. Vào hội nghị thượng đỉnh kế tiếp tại Puerto Rico, nó trở thành G7 với sự tham gia của Canada theo yêu cầu của Tổng thống Hoa Kỳ Gerald Ford.
Sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt, năm 1991 Liên Xô và sau đó là Nga bắt đầu gặp nhóm G7 sau hội nghị thượng đỉnh chính. Từ hội nghị lần thứ 20 tại Naplé, nhóm này trở thành P8 (Political 8), hay gọi vui không chính thức là "G7 cộng 1". Nga được cho phép tham gia đầy đủ hơn kể từ hội nghị lần thứ 24 tại Birmingham, đánh dấu sự hình thành G8. Tuy nhiên Nga không được tham dự hội nghị dành cho các bộ trưởng tài chính vì nó không là cường quốc kinh tế; và "G7" được dùng để chỉ cuộc họp ở cấp bộ trưởng này. Hội nghị thượng đỉnh năm 2002 tại Kananaskis (Canada) thông báo Nga sẽ là chủ nhà cho hội nghị năm 2006, và như vậy hoàn tất quá trình trở thành thành viên đầy đủ của Nga.

[sửa]Cấu trúc và hoạt động

Một phiên làm việc của G8; 20-22 tháng 7, 2001.
G8 không được hỗ trợ bởi một tổ chức xuyên quốc gia, không như Liên Hiệp Quốc hay Ngân hàng Thế giới. Ghế chủ tịch của nhóm được luân phiên hàng năm giữa các nước thành viên, với trách nhiệm chủ tịch tính từ ngày 1 tháng 1. Nước giữ ghế chủ tịch tổ chức một loạt các hội nghị cấp bộ trưởng, từ đó dẫn đến hội nghị thượng đỉnh giữa các nguyên thủ trong 3 ngày vào giữa năm, cũng như việc bảo đảm an ninh cho người tham dự.
Các cuộc họp ở cấp bộ trưởng bàn về các vấn đề sức khoẻ, thi hành luật lệ và lao động, để giải quyết các vấn đề của nhau và của toàn cầu. Nổi tiếng nhất trong số đó là G7, hiện được dùng để nói về hội nghị của các bộ trưởng tài chính của G8 trừ nước Nga, và các viên chức từ Cộng đồng Châu Âu. Tuy nhiên, cũng có một cuộc họp ngắn "G8+5" giữa các bộ trưởng tài chính của G8 và Trung QuốcMexicoẤn ĐộBrazil và Nam Phi.

Các thành viên:

Số thứ tựTên quốc gia
1Argentina
2Úc
3Brasil
4Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland
5Canada
6Trung Quốc
7Pháp
8Đức
9Ấn Độ
10Indonesia
11Ý
12Nhật Bản
13Mexico
14Nga
15Ả Rập Saudi
16Nam Phi
17Hàn Quốc
18Thổ Nhĩ Kỳ
19Hoa Kỳ
20Liên minh Châu Âu


No comments:

Post a Comment