Myself

Myself
New Life

Wednesday, October 19, 2011

Xếp hạng tham nhũng toàn cầu



Hối lộ khiến nền kinh tế toàn cầu thiệt hại 1 nghìn tỷ USD mỗi năm
Báo cáo năm 2009 của Tổ chức Minh bạch Quốc tế nói các lãnh đạo Hoa Kỳ và thế giới đều chưa làm đủ để chống tham nhũng trên toàn cầu.
Đưa ra sau một năm nhiều nền kinh tế bị khủng hoảng, báo cáo nhận định rằng "tham nhũng là mối nguy cơ đối với phục hồi kinh tế và là thách thức lớn đối với các quốc gia đang xung đột".
Bảng xếp hạng các nước theo mức độ tham nhũng công bố hôm nay 17/11 cũng nói rằng hiện trên thế giới đang thiếu vắng một tâm lý khẩn trương về việc chống tham nhũng, và thậm chí có thái độ coi tham nhũng là chuyện "làm ăn bình thường".
Transparency International tức Minh bạch Quốc tế, có trụ sở ở Berlin, Đức nói rằng hội nghị G20 vừa qua cũng đã không khai thác hết các phương thức nhằm ổn định kinh tế toàn cầu và giảm nạn tham nhũng.
Một người phát ngôn của Tổ chức này, ông Pascal Fabie nói:
"Với tất cả các nước, dù vị trí của họ ở đâu trong bản xếp hạng tham nhũng, ở dưới cùng hay ở giữa, ở trên, thì vẫn cần phải có một loạt biện pháp được đưa vào cuộc sống [để chống tham nhũng]".
Cơ quan chống tham nhũng phải hợp tác chặt chẽ thì mới diệt được "tham nhũng có tính hệ thống
Pascal Fabie
Khu vực công yếu kém
Bản xếp hạng ra hôm nay nêu rằng nạn tham nhũng nói chung đang gia tăng, với 129 trong tổng số 180 nước được điều tra chỉ đạt dưới 5 trong thang điểm từ 0 đến 10.
Tổ chức Minh bạch Quốc tế coi New Zealand là quốc gia trong sạch nhất, đứng trên Đan Mạch và Singapore. Còn đứng cuối bảng là Miến Điện, Afghanistan và Somalia.
Bản thân Hoa Kỳ rơi từ vị trí 18 xuống 19, tuy rằng về điểm số thì cải thiện từ 7.3 lên 7.5 điểm.
Minh bạch Quốc tế trích dẫn những "lo ngại rộng khắp" về cách thức bộ máy hành pháp và lập pháp Mỹ giám sát khu vực tài chính.
Chẳng hạn, theo họ, bộ máy hành chính và Hạ viện Mỹ đã thất bại trong việc tăng cường cơ chế kiểm soát lương của giới chủ cũng như trong kinh doanh trên thị trường chứng khoán, và các biện pháp bảo hộ phá sản.
Vẫn theo ông Pascal Fabie, có hai điều trọng yếu phải làm để chống tham nhũng.
Vụ PCI được nhắc đến trong phần phúc trình về nạn tham nhũng ở Nhật Bản
Một là, "cần có quyết tâm chính trị mạng mẽ để diệt trừ tham nhũng" nhưng quyết tâm đó không nên biến thành chuyện can thiệp vào hoạt động của các cơ quan pháp lý.
Hai là, ông cho rằng các cơ quan chống tham nhũng phải "hợp tác chặt chẽ" thì mới diệt được "tham nhũng có tính hệ thống".
Không tính các thất thoát đầu tư và sự thiếu hụt vì tăng trưởng kinh tế kém thì chỉ riêng nạn hối lộ, theo Tổ chức Minh bạch Quốc tế, đã làm mất đi 1 nghìn tỷ USD mỗi năm từ nền kinh tế toàn cầu.
Đặc biệt, các nước được coi là "có cải thiện" gồm Trung Quốc, Ba Lan và Bangladesh, nhờ đưa vào áp dụng các biện pháp chống lừa đảo tài chính.
Kazakhstan và Guatemala cũng cải thiện một chút.
Nhưng tại châu Âu, hai nước trong EU là Hy Lạp và Latvia lại bị chú ý vì các vụ scandal tham nhũng.
CH Czech, Slovakia và Ukraine cũng bị tụt hạng vì sự yếu kém của khu vực nhà nước.
Tại Anh Quốc, Minh bạch Quốc tế nhắc đến các vụ điều tra Vetco, BAe và Metronet như bằng chứng rằng có hoạt động tham nhũng.
Còn tại Afghanistan, nơi Tổng thống Hamid Karzai vừa thắng cử nhiệm kỳ thứ nhì trong vòng bỏ phiếu bị hoen ố bởi gian lận, báo cáo đánh giá nạn tham nhũng "có mặt khắp nơi", và một phần là vì buôn bán nha phiến.
Báo cáo 2009 không xét đến Việt Nam nhưng trong phần về Nhật Bản có nhắc đến vụ PCI trong phần viết của Toru Umeda, thuộc Minh bạch Quốc tế tại Nhật Bản.
Dành nửa trang để viết về vụ tham nhũng hối lộ liên quan đến quan chức ngành xây dựng ở Thành phố Hồ Chí Minh, báo cáo về Nhật cho rằng Bộ Tư pháp Nhật Bản "đã yêu cầu hỗ trợ pháp lý nhưng không nhận được gì" từ phía Việt Nam, tính đến 26/08/2008, theo báo chí Nhật.

No comments:

Post a Comment