Tôi đang làm việc tại một Công ty Việt Nam nhưng thường xuyên tham gia các hội thảo, hội chợ quốc tế. Cũng giống như tất cả các trường hợp người Việt Nam gặp phải khi công tác hoặc hoc tập ở nước ngoài là ánh mắt "không được tự nhiên" của nhiều người khi biết rằng mình là người Việt Nam. Tôi xin viết một vài kinh nghiệm mà mình đã gặp phải để chia sẽ cùng bạn đọc Vnexpress.
Năm 2009, Công ty chúng tôi tham gia tại hội thảo ở Tokyo Nhật Bản. Việc đầu tiên tôi chuẩn bị cho chuyến đi này là đọc hầu hết các tài liệu về văn hóa, lối sống... của người Nhật Bản. Khi tiếp xúc với người Nhật Bản, Tôi giới thiệu mình là người Việt Nam và thực hiện các động tác xã giao như một người bản địa. Họ thật sự bất ngờ và thích thú với những cử chỉ như thế và dần dần họ chuyển từ nghi ngại sang thân thiện và cứ như thế một cuộc trò chuyện thú vị về đất nước Việt Nam, Nhật bản, văn hóa kinh doanh... được diễn ra.
Sau chuyến đi về, Tôi có gửi email cho ông ta để cảm ơn về cuộc trò chuyện đó và chúng tôi cũng thường xuyên liên lạc với nhau. Watanabe cũng đã giới thiệu cho Tôi thêm nhiều khách là bạn làm ăn của ông ta (người Châu Âu). Bằng những kiến thức có được về thị trường quốc tế cũng như là sự phát triển của đất nước Việt Nam tôi đã chinh phục rất nhiều khách hàng. Ngoài những khách hàng, Tôi cũng có rất nhiều bạn đến từ nhiều quốc gia như Pháp, Canada, Hành Quốc, Nhật Bản...
Bạn có tin không, Tôi có một người bạn, khi hay tin Tôi đến Tokyo, ông ta từ OSAKA đi tàu siêu tốc đến TOKYO ăn tối cùng Tôi rồi trở về trong ngày; Ông ta là Tổng Giám đốc (64 tuổi) của một công ty Thương mại trong khi Tôi chỉ là một nhân viên bình thường (30 tuổi). Theo tôi, khi đến công tác học tập tại nước ngoài nên tìm hiểu kỹ về văn hóa của nước đó để lấy được lòng tin và thiện cảm của người sở tại. Sau đó hãy chứng minh cho họ thấy vì sao chúng ta luôn tự hào là người Việt Nam.
No comments:
Post a Comment