Những ghi nhận về hiện tượng này
Hố địa ngục liên tục xuất hiện trên thế giới trong thời gian gần đây như:
- Ở Guatemala:
Sau trận bão nhiệt đới Agatha khiến 123 người thiệt mạng và 59 người mất tích tuần qua, một hố có độ sâu khoảng 100 m (tương đương tòa nhà 30 tầng) và đường kính 18 m xuất hiện giữa thành phố Guatemala - thủ đô của nước cộng hòa Guatemala. National Geographic đưa tin một tòa nhà ba tầng đã rơi xuống hố.Theo Livescience, giống như mọi "hố địa ngục" khác trên thế giới, hố tại Guatemala hình thành khi một mảng đất sụp xuống, để lại một khoảng lún trên mặt đất.[1][2][3]
- Tại Hoa Kỳ:
Hiện tượng trên cũng xảy ra phổ biến nhất tại các bang Florida, Texas, Alabama, Missouri, Kentucky, Tennessee và Pennsylvania.
- Ở Trung Quốc:
Những hố địa ngục xuất hiện liên tục tại Trung Quốc. Như ở Giang Tây, Quảng Tây, Tứ Xuyên[4][5][6][7]
- Ở Việt Nam:
Việt Nam không thiếu các "hố địa ngục". Các hố sụt của Việt Nam chủ yếu xuất hiện ở các vùng đá vôi. Nước ta có diện tích đá carbonat khá rộng tới trên 50.000 km2 (chiếm khoảng 20% diện tích). Chính điều này đã gây ra hàng loạt hiện tượng sụt đất trên diện rộng như Hà Giang, Phú Thọ, Lạng Sơn, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình...
Hiện tượng sụt đất ở Việt Nam thường có quy mô không quá lớn, tuy nhiên, nhiều vụ cũng gây thiệt hại về kinh tế, đặc biệt là gây hoang mang trong dư luận.
TS Lê Huy Minh - Viện Vật lý Địa cầu, Viện Khoa học và Công Nghệ Việt Nam cũng đưa ra dẫn chứng cụ thể: Trước đây ở một tỉnh miền Trung cũng có hiện tượng một khu nhà tự nhiên bị lún xuống.
Khi tiến hành đo đạc thì thấy trong lòng đất khu đó đã bị rỗng, không chịu được sức tải của nền đất nên cả khu nhà bị sụt xuống. Hay như năm 2009 ở Lạng Sơn có hiện tượng một đoạn đường quốc lộ bị sập xuống. Khi kiểm tra thì phát hiện có một cái hang ở bên dưới. Vì là hố nhỏ nên có thể phun đầy xi măng trám vào chỗ đó.
[sửa]Nguyên nhân
Theo thống kê của Cục Địa chất Mỹ. Đất tại những bang như Florida, Texas, Alabama, Missouri, Kentucky, Tennessee và Pennsylvania chứa nhiều chất cứng dễ phân hủy hoặc hòa tan như đá vôi, carbonate và tầng muối.
Khi nước ngầm chảy qua những chất cứng đó, chúng sẽ phân hủy hoặc hòa tan, để lại hố và hang ngầm. Khi vòm của những hang ngầm sụp xuống, nó kéo theo cả phần đất phía trên khiến hang hiện ra.
Một số "hố địa ngục" dần biến mất do cát và đất rơi xuống rồi phủ kín. Nhiều hố khác sụt lún khi những lớp đá dễ phân hủy tiếp xúc với mưa và gió.[8]
Tiên sỹ Lê Huy Minh cho biết, hiện tượng đất bỗng nhiên sụt xuống tạo ra hố sâu như trường hợp ở Guatemala không phải là hiếm. Nguyên nhân của hiện tượng sụt đất có nhiều và vẫn còn tranh cãi như sụt do hang ngầm đá vôi, do hoạt động của núi lửa, do hoạt động của các nền văn minh cổ xưa...
Lý giải hiện tượng hố đen ở Guatemala, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Đình Hòe, Khoa Môi trường, Đại học khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết, thông thường các hố đen do các hiện tượng tự nhiên thường phải nham nhở. Trong khi đó, hố đen ở Guatemala lại nhẵn thín, tròn và sâu. Nhiều khả năng, tác nhân gây ra hố đen này là do nền văn minh cổ xưa.
Có thể, từ nhiều năm trước, ở khu vực này đã có những cư dân cổ xưa sinh sống. Họ đã thực hiện nhiều cuộc khai mỏ tạo ra các khoảng rỗng. Sau đó, qua thời gian, các thành phố được lấp đầy lên, rồi đất bị xói mòn, tải trọng lớn đã khiến cho đất sụt xuống.
Tiến sĩ Phạm Tích Xuân, Trưởng phòng Địa hóa, Viện Địa chất Việt Nam cho biết, nguyên nhân dẫn đến sụt đất nhiều nhất là do các hang ngầm catxtơ (karst). Ở những vùng đá carbonat (chủ yếu là đá vôi) đá carbonat bị nước hòa tan và rửa tạo thành hệ thống các hang hốc, hệ thống kênh dẫn hoặc hang động (hang động karst).
Con người không phải là nguyên nhân tạo nên hiện tượng sụt, nhưng trong nhiều trường hợp con người lại tác động làm cho hố sụt lộ rõ. Ví dụ như con người khai thác nước ngầm quá mức, xây dựng đường sá nhà cửa quá nhiều làm tăng tải trọng lên lớp đất đá bên trên, sự thay đổi về điều kiện khí tượng thủy văn, việc sử dụng đất dẫn đến thay đổi dòng chảy bề mặt...
Con người cũng có thể là thủ phạm gây ra hố địa ngục tại Guatemala. Theo một nhà nghiên cứu Đại học Dartmouth, nước rò rỉ từ hệ thống ống dẫn nước sinh hoạt, nước thải và nước tiêu úng của thành phố làm xói mòn nền đá bọt yếu đã tạo ra chiếc hố rộng 18m, sâu 100m gây xôn xao dư luận những ngày qua.
[sửa]Ảnh hưởng
Những "hố địa ngục" sụp xuống bất ngờ có thể gây nguy hiểm và tạo ra những thiệt hại vật chất nhất định cho con người.[9]
Trong vài trường hợp, nước trong hang ngầm biến mất do hạn hán hoặc hoạt động thay đổi dòng nước ngầm của con người (khai khoáng, tưới tiêu hoặc bơm nước lên mặt đất).
Khi không còn nước đỡ vòm hang, phần đất phía trên sụp xuống. Trong trường hợp nước vẫn còn trong hang ngầm, vòm của chúng vẫn trở nên suy yếu dần do khối lượng của lớp đất phía trên nên sụp xuống.
Khi đất phía trên hang ngầm sụp xuống bất ngờ, nó có thể nuốt chửng ô tô, nhà cửa và làm cạn những hồ nước. Vào tháng 9/1999, hồ Jackson gần thành phố Tallahassee, bang Florida, Mỹ - có diện tích hơn 16 km2 - đột ngột cạn nước bởi một hố có độ sâu 15 m. Cục Địa chất Florida cho biết, hồ Jackson liên tục cạn và đầy theo chu kỳ 25 năm. Như vậy người dân gần hồ sẽ thấy nước trong đó sau 14 năm nữa.
Thế giới đã ghi nhận nhiều tai biến sụt đất nghiêm trọng gây hậu quả lớn do các hang động karst ngầm, ví dụ như ở Sao Paulo (Brazil) vào tháng 8/1986, sụt đất đã phá hủy rất nhiều nhà cửa khiến gần 20.000 người phải sơ tán. Theo thống kê chưa đầy đủ, cuối thế kỷ XX Trung Quốc có 23 tỉnh xảy ra sụt đất lớn ở 778 nơi với hơn 30.000 hố sụt.[10]
No comments:
Post a Comment