Myself

Myself
New Life

Thursday, December 09, 2010

Chỉ số vượt khó AQ là gì?


- Tại sao có những người có thể thành công hơn những người khác khi đối mặt với môi trường làm việc khó khăn.
- Tại sao có những người được trải nghiệm cuộc sống với những thành công trong khi những người khác lại hay gặp thất bại?

Theo tiến sĩ Paul Stoltz, một trong những chuyên gia hàng đầu nghiên cứu về khả năng vượt khó của con người thì câu trả lời nằm ở khả năng khắc phục khó khăn trong cuộc sống của mỗi người.
Theo ông thì khả năng vượt khó được tích lũy từ khi còn bé, tích lũy thông qua những thử thách lớn, bé mà ta phải đối mặt hàng ngày. Với hơn 40 năm nghiên cứu, tiến sỹ Stoltz đã chứng minh được rằng khi phải đối phó lại với những nghịch cảnh thì đó chính là cơ hội để rèn luyện và tăng khả năng kiểm soát để đối mặt với bất kỳ tình huống nào xảy ra.
Những người có khả năng vượt khó thấp khi đối mặt với nghịch cảnh thường trở lên yếu đuối thậm chí vô dụng. Không những thế, những người này sẽ không giám chịu trách nhiệm về những hành động của mình và họ dường như thấy rằng mình không thể kiểm soát được cuộc sống của chính mình.
Trường hợp bị sa thải là một ví dụ, có người sẽ nhanh chóng vượt qua và nhận thấy rằng đây là một cơ hội để có thể thay đổi, còn với những người khác thì họ thấy mình là nạn nhân. Họ cảm thấy bất lực và không thể vượt qua vì thế việc buông xuôi thường dễ xảy ra hơn là việc phấn đấu để cải thiện cuộc sống.
Doanh nghiệp nào có nguồn nhân lực là những người lạc quan, nhìn nhận những khó khăn là cơ hội thì doanh nghiệp đó không chỉ nâng cao năng suất, công suất lao động, tinh thần làm việc mà còn tích lũy được thêm kinh nghiệm, giảm chi phí nhân công.
Ngược lại, với doanh nghiệp có công nhân và cả lãnh đạo là những người không có khả năng kiểm soát nghịch cảnh sẽ nhanh chóng cảm thấy quá sức, sẽ rút lui và có thể buông xuôi mọi việc. Theo quan điểm của Stolt, chỉ những cá nhân và tổ chức có thể xử lý nghịch cảnh tốt  thì họ sẽ tiếp tục thành công.
Stolt đưa ra gợi ý có 4 phần cơ bản để đánh giá khả năng vượt qua nghịch cảnh mà ông gọi là “chỉ số vượt khó” hay “AQ”:
1. Khả năng kiểm soát:
Đây là một trong những nhân tố quan trọng mà chỉ ra cách một cá nhân phản ứng lại và đương đầu với nghịch cảnh. Nó đánh giá khả năng kiếm soát và hạn chế những bất lợi chi phối đến cuộc sống, nó đánh giá sự quyết tâm, kiên cường đối mặt với nghịch cảnh.
2. Tính tự chủ:
Tinh thần trách nhiệm thúc đẩy hành động. Những người có chỉ số vượt khó cao sẽ cảm thấy họ có trách nhiệm xử lý các tình huống khó khăn bất kể nguyên nhân của nó là gì. Họ luôn nhận thức mình phải có trách nhiệm để cải thiện tình hình. Ngược lại, những người có chỉ số vượt khó thấp thường chốn tránh trách nhiệm, tinh thần yếu ớt và luôn cho mình là nạn nhân cần sự giúp đỡ.
3. Giữ khoảng cách và cô lập các bất lợi:
Giữ khoảng cách và đặt những nghịch cảnh trong tầm kiểm soát là cách cần thiết và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề. Những người có chỉ số vượt khó cao thường giữ được khoảng cách an toàn và chặn đứng được các khó khăn, không để chúng làm ảnh hướng đến sức khỏe, công việc và cuộc sống của họ. Thậm chí, khi ở trong những tình huống ngoài tầm kiểm soát, thì những người có chỉ số vượt khó cao cũng chỉ bị ảnh hưởng ở một mặt nào đó, không để nó tác động tiêu cực đến các mặt khác không liên quan. Những người có chỉ số vượt khó thấp thường có những suy nghĩ tiêu cực và thường để những tình huống khó khăn tác động đến cuộc sống, từ những khó khăn này làm ảnh hưởng đến những mặt không liên quan khác làm các vấn đề trở nên phức tạp.
4. Sức chịu đựng, tinh thần lạc quan:
Ngay cả trong những lúc khó khăn nhất, những người có chỉ số vượt khó cao thường có một khả năng đặc biệt để có thể vượt qua nghịch cảnh, nuôi hy vọng và luôn lạc quan vào tương lai. Còn những người có chỉ số vượt khó thấp dường như tin vào định mệnh, thường nghĩ những khó khăn này sẽ tồn tại và ảnh hưởng đến cuộc sống trong một thời gian rất dài, thậm chí là vĩnh viễn.
Vượt qua nghịch cảnh với 4  bước cơ bản (chiến lược LEAD)
Rất may khoa học đã chỉ ra rằng, với những nỗ lực thì bạn có thể thay đổi được thái độ tiêu cực, nâng cao khả năng đương đầu với những khó khăn. Stoltz cung cấp một chiến lược đơn giản có thể giúp bạn giảm thiểu những phản ứng tiêu cực và giúp bạn tăng cường kiểm soát và hành động. Chiến lược này được gọi  là LEAD bao gồm 4 bước và được trình bày dưới đây:
1. L = listen = lắng nghe
Điều đầu tiên để có thể đưa ra một quyết định khôn ngoan khi đối diện với nghịch cảnh là bạn phải lắng nghe chính mình. Học cách cảm nhận nguy hiểm trước khi nó vượt khỏi tầm kiểm soát. Và bạn cũng phải xác định xem liệu chỉ số AQ của bạn là cao hay thấp. Nếu AQ thấp thì cần nhiều thời gian để suy nghĩ để đưa ra những phản ứng tích cực hơn. Cần chú ý là nghịch cảnh chính nó giúp bạn nhanh chóng nâng cao khả năng phản ứng của bạn.
2. E = explore = khám phá
Khám phá ở đây bao gồm cả việc tìm hiểu nguồn gốc và chủ động tìm các giải pháp để làm chủ tình hình. Nếu một cá nhân không có tính tự chủ thì họ sẽ không hành động. Những người có chỉ số AQ cao cũng có thể đổ lỗi cho tình huống nhưng cũng không vì thế mà ngừng hành động.
3. A = analyze = phân tích
Điều quan trọng để kiểm soát nghịch cảnh là từng bước phân tích thông qua những chứng cứ thực tế hoặc thông qua các tình huống giả định. Bạn cần phải kiểm tra và xem xét bất cứ yếu tố nào gây cản trở đến bạn. Hãy đối diện với nghịch cảnh để cải thiện tình hình chứ đừng nên trốn tránh nó.
4. D = do something = làm điều gì đó
Hãy hành động nhưng cần thận trọng. Hãy suy nghĩ mình cần thông tin gì, cần hành động ra sao để giúp vượt qua được nghịch cảnh. Những câu hỏi: cái gì, ở đâu, khi nào, những câu hỏi tại sao luôn cần thiết để có thể giúp bạn tìm ra lời giải đáp. Đừng dừng lại ở việc liệt kê các hành động mà hãy thực hiện nó.
Mọi người ít nhiều đều phải đối mặt với những tình huống khó khăn trong cuộc sống. Những thách thức mà chúng ta gặp phải không phải để chúng ta phải đắm chìm trong những ý nghĩ tiêu cực và tuyệt vọng. Hãy tham khảo chiến lược đơn giản “LEAD” của Stoltz đã nêu trên để nâng cao khả năng tự kiểm soát cuộc sống của chính mình.

No comments:

Post a Comment