Nguyên liệu xây dựng sạch trong tương lai
Nguyên liệu trấu ở Việt Nam không thiếu. Khi gốm mỹ nghệ được mùa xuất khẩu, trấu bán có giá. Nhưng khi các lò gốm ngừng đốt, trấu tại các máy chà, nhà vựa tràn ra đường, xuống sông gây ô nhiễm. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Tập đoàn Torftech của Anh, trấu có thể làm nguyên liệu phát điện, không những không gây ô nhiễm mà lượng tro thu được có giá trị không nhỏ. Sau khi đốt, mỗi tấn trấu sẽ cho 180 kg tro, có giá trị 100 USD, có thể sử dụng làm phụ gia cho xi-măng và có thể thay thế trực tiếp SiO2 trong xi-măng. Các nhà khoa học từ lâu đã phát hiện ra vỏ trấu có giá trị khi sử dụng làm nguyên liệu xây dựng. Tuy nhiên, khi dùng phương pháp đốt trấu lấy tro thì tro này cũng sẽ có hàm lượng các-bon rất cao, không thể thay thế thành phần xi-măng. Mới đây, theo tin từ Discovery, dưới sự hỗ trợ của các quỹ khoa học xã hội, các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện một phương pháp gia công trấu mới, có thể đồng thời sử dụng tro trấu làm thành phần trong xi-măng, thúc đẩy sự phát triển nguyên liệu xây dựng sạch.
Rai-an Vem-pa-ti, Tổng Giám đốc Tập đoàn CHK bang Tếch-dát (Mỹ) cho biết, hiện tại họ đã hợp tác với một nhóm nghiên cứu và tìm ra một phương pháp gần như không còn các-bon trong thành phần tro trấu. Phương pháp mới này là cho trấu vào lò đốt, đốt ở nhiệt độ 800oC, cuối cùng chỉ còn lại những hạt SiO2 có độ tinh khiết cao. Tại Hội nghị Hóa chất sạch và Công trình được tổ chức tại phân hiệu Trường đại học Maryland Park, Vem-pa-ti cùng với nhóm nghiên cứu của ông đã giới thiệu về kết quả nghiên cứu của họ.
Vem-pa-ti cho biết: "Cho dù trong quá trình đốt cũng sẽ tạo ra CO2, nhưng nhìn chung vẫn là các-bon trung hòa, bởi lượng các-bon sẽ bị triệt tiêu bởi sản phẩm lúa mới hằng năm. Trên thực tế, việc sử dụng bê-tông và tiêu hao đặt ra vấn đề khó khăn khi gây biến đổi khí hậu. Mỗi tấn xi-măng dùng để sản xuất bê-tông, thì phải xả ra không trung 1 tấn CO2 và trên phạm vi toàn thế giới, việc sản xuất xi-măng chiếm 5% lượng thải khí các-bon trong tất cả những hoạt động của con người. Ông I-an Ô-lếch thuộc Trường đại học Purdue Mỹ cho biết: "Sở dĩ tro trấu chưa thể làm thành phần chính trong xi-măng là bởi vì hàm lượng các-bon quá cao. Nếu có thể giải quyết vấn đề này, thì tro trấu sẽ trở thành nguyên liệu tốt của bê-tông, từ đó có thể giảm bớt đi lượng các-bon thải ra từ ngành bê-tông".
Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong bê-tông nếu thêm tro trấu sẽ cứng chắc hơn và có khả năng chống xâm thực cao hơn. Nhóm nghiên cứu dự đoán, việc sửa chữa các ngôi nhà cao tầng, trụ cầu hay bất kỳ công trình nào gần biển hay trên nước, nếu như sử dụng tro trấu thay thế 20% xi-măng, thì sẽ mang lại hiệu quả rất cao cho bê-tông. Nhóm nghiên cứu của Vem-pa-ti hiện đang tiến hành một thí nghiệm, nếu như có thể chứng minh phương pháp đốt trấu ở nhiệt độ cao có hiệu quả, họ sẽ huy động nguồn vốn bắt đầu xây dựng lò cỡ lớn và dự kiến sẽ sản xuất tro trấu với sản lượng 15.000 tấn/năm.
Nhóm nghiên cứu còn cho biết thêm, nếu việc sản xuất tro trấu đi vào ổn định, tận dụng nguồn trấu ở Mỹ thì có thể thu được lượng tro trấu là 2,1 triệu tấn/năm. Trên thực tế, đối với những quốc gia đang phát triển tiêu thụ lúa gạo và bê-tông rất lớn như Trung Quốc, Ấn Ðộ... tiềm năng phát triển tro trấu là rất lớn.
Rai-an Vem-pa-ti, Tổng Giám đốc Tập đoàn CHK bang Tếch-dát (Mỹ) cho biết, hiện tại họ đã hợp tác với một nhóm nghiên cứu và tìm ra một phương pháp gần như không còn các-bon trong thành phần tro trấu. Phương pháp mới này là cho trấu vào lò đốt, đốt ở nhiệt độ 800oC, cuối cùng chỉ còn lại những hạt SiO2 có độ tinh khiết cao. Tại Hội nghị Hóa chất sạch và Công trình được tổ chức tại phân hiệu Trường đại học Maryland Park, Vem-pa-ti cùng với nhóm nghiên cứu của ông đã giới thiệu về kết quả nghiên cứu của họ.
Vem-pa-ti cho biết: "Cho dù trong quá trình đốt cũng sẽ tạo ra CO2, nhưng nhìn chung vẫn là các-bon trung hòa, bởi lượng các-bon sẽ bị triệt tiêu bởi sản phẩm lúa mới hằng năm. Trên thực tế, việc sử dụng bê-tông và tiêu hao đặt ra vấn đề khó khăn khi gây biến đổi khí hậu. Mỗi tấn xi-măng dùng để sản xuất bê-tông, thì phải xả ra không trung 1 tấn CO2 và trên phạm vi toàn thế giới, việc sản xuất xi-măng chiếm 5% lượng thải khí các-bon trong tất cả những hoạt động của con người. Ông I-an Ô-lếch thuộc Trường đại học Purdue Mỹ cho biết: "Sở dĩ tro trấu chưa thể làm thành phần chính trong xi-măng là bởi vì hàm lượng các-bon quá cao. Nếu có thể giải quyết vấn đề này, thì tro trấu sẽ trở thành nguyên liệu tốt của bê-tông, từ đó có thể giảm bớt đi lượng các-bon thải ra từ ngành bê-tông".
Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong bê-tông nếu thêm tro trấu sẽ cứng chắc hơn và có khả năng chống xâm thực cao hơn. Nhóm nghiên cứu dự đoán, việc sửa chữa các ngôi nhà cao tầng, trụ cầu hay bất kỳ công trình nào gần biển hay trên nước, nếu như sử dụng tro trấu thay thế 20% xi-măng, thì sẽ mang lại hiệu quả rất cao cho bê-tông. Nhóm nghiên cứu của Vem-pa-ti hiện đang tiến hành một thí nghiệm, nếu như có thể chứng minh phương pháp đốt trấu ở nhiệt độ cao có hiệu quả, họ sẽ huy động nguồn vốn bắt đầu xây dựng lò cỡ lớn và dự kiến sẽ sản xuất tro trấu với sản lượng 15.000 tấn/năm.
Nhóm nghiên cứu còn cho biết thêm, nếu việc sản xuất tro trấu đi vào ổn định, tận dụng nguồn trấu ở Mỹ thì có thể thu được lượng tro trấu là 2,1 triệu tấn/năm. Trên thực tế, đối với những quốc gia đang phát triển tiêu thụ lúa gạo và bê-tông rất lớn như Trung Quốc, Ấn Ðộ... tiềm năng phát triển tro trấu là rất lớn.
No comments:
Post a Comment